Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

TẢN MẠN TẾT TRUNG THU ĐÔNG Á

Đi vi người Vit Nam, Trung Thu - din ra vào ngày 15/8 Âl hàng năm - là mt trong hai l hi quan trng nht sau Tết Nguyên đán. Đây là thi gian mt trăng tròn và sáng nht. các nước Đông Á như Hàn Quc, Nht Bn, Trung Quc cũng có l hi văn hóa truyn thng din ra trong ngày này.

Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu là Zuyoga, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu), kế đến là hội Zyusanya nhằm ngày 13/10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.


Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm Zuyoga, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Riêng mâm cỗ trông trăng của người Nhật luôn là một bức tranh phong phú về những sắc màu tươi tắn của các loại bánh truyền thống: bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác. Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Người Nhật Bản còn cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao. Tất cả mọi người nhớ đến sự tốt lành của thỏ mỗi khi họ nhìn lên mặt trăng.
Hàn Quốc
Chusok hay còn gọi là Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt.


Lễ hội được tổ chức từ đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 Âl. Trong dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn. Mọi người cùng nhau thưởng thức món bánh "Songphyun". Thứ bánh đặc biệt này được làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ. Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mả của tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng bằng lễ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc - và cùng nhảy múa dưới ánh trăng.

Trung Quốc

Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu được cho là có từ thời vua Đường Minh Hoàng vào đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương người đẹp Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, một vị tiên xuất hiện, hóa phép tạo một chiếc cầu vồng giúp vua gặp quý phi. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Người Trung Quốc quan niệm nếu nhìn lên mặt trăng đúng ngày Rằm Trung thu thì trẻ con sẽ nhìn thấy được chị Hằng, những mong ước trước đó sẽ được toại nguyện.


Cũng như Việt Nam, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh trung thu hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên” vì đây là dịp cùng nhau ngắm trăng, tận hưởng bầu không khí ấm áp của đêm rằm bên người thân.

Và Việt Nam

Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu được coi là Tết cho thiếu nhi. Bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Cũng trong dịp này, người ta mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.


Nếu người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà...


Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo


-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

0 nhận xét:

Đăng nhận xét