Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Silver 760,000 VND

Gồm 4 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Crystal 960,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loại Platinum 1,360,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 hộp Trà Ô Long hảo hạng.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo loại Diamond 1.560.000 VND

06 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 chai rượu vang Úc Lindeman’s

Bánh trung thu khách sạn Daewoo

Bánh trung thu cao cấp, thiết kế hiện đại, sang trọng

Thứ Ba, 6 tháng 9, 2016

Ý Nghĩa về Tết Trung Thu



Tết Trung Thu là lễ hội cổ xưa của Việt Nam đặc biệt dành cho trẻ con thường tổ chức vào trung tuần tháng 8 âm lịch. Truyền thống này đã có từ những ngàn xưa, cách đây khoảng 15-20 ngàn năm trước và được ảnh hưởng ở khắp vùng Đông Nam Á. Tết Trung Thu được coi như là của Tết Nhi Đồng, một cái Tết cũng không kém phần quan trọng. Tết này cũng như là Tết của cha mẹ bù đắp cho các con sau những tháng ngày mải mê bận rộn, không có thì giờ gần gũi con cái.

Và cũng nhân dịp vừa xong mùa gặt hái, người ta cũng mượn Tết Trung Thu như để ăn mừng. Ơ Ở Mỹ có mùa Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving). Vì những tháng ngày làm việc vất vả ... và vì qúa tất bật đã không dành nhiều thời gian với gia đình, con cái, để đền bù những thiếu vắng của mình nên hàng năm, cứ vào ngày 15 tháng Tám, Âm Lịch, người lớn thường tổ chức một buổi tối họp mặt đặc biệt vào ngày trăng tròn và sáng. Cả gia đình cùng quây quần dưới ánh trăng, người lớn ăn bánh, uống trà, trẻ con thì ca hát, rước đèn và được cha Mẹ phát bánh trung thu, mặc quần áo mới...

Vì thế mà Tết Trung Thu, còn gọi là Tết Nhi Đồng, trẻ con lại có dịp được ba mẹ sắm sửa hay làm cho những chiếc lồng đèn, xanh đỏ với đủ hình thù các con thú rồi gắn đèn cầy vào lồng đèn cùng nhau đi rước đèn khắp xóm, vừa đi vừa ca hát rộn ràng, vui tai. Người lớn bày tiệc, bắc ghế ra sân ngồi ngắm trăng bên ly trà sen cùng nhâm nhi những chiếc bánh Trung Thu ngọt ngào. Ở ngoài Bắc, mùa Thu lại vào mùa cốm và hồng nên có thêm món hồng chín ăn với cốm mới gặt mềm mại, xanh mướt và thơm phức mùi lúa non cũng ngon lắm... Người lớn cùng mừng vui với trẻ con trong ngày Tết Nhi Đồng, vừa cùng nhau hàn huyên, tâm sự dưới ánh trăng rằm.

Tết Trung Thu còn là niềm vui cho trẻ là được xem những đoàn múa lân, múa rồng, diễn hành qua các đường phố vào đêm Trung Thu, chiêng trống nhộn nhịp, nghe rất vui tai...mỗi khi đoàn múa lân đi qua, trẻ con reo hò, người lớn treo giải thưởng thật cao, và lân thì lo vờn để lấy giải thưởng, thường là tiền. Những chiếc đầu lân tuy làm bằng giấy, nhưng được trang trí rất công phu và đẹp lắm.


Cũng nhân dịp này, cha mẹ thường kể cho các con nghe những câu chuyện thần thoại trong ngày Tết Trung Thu, chuyện “Cá Hóa Rồng, Hằng Nga và chú Cuội”, v. v… là những truyện cổ tích mà hầu hết các trẻ em đều được cha mẹ truyền lại vào dịp Tết trung Thu.
Chuyện “Hằng Nga và Hậu Nghệ” cũng là một câu chuyên cổ tích nói về sự tích ngắm trăng vào rằm Trung Thu.

Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một anh chàng giỏi võ nghệ, tên là Hao Yi (Hậu Nghệ), tài bắn tên của chàng thật tuyệt diệu, vợ là Hằng Nga, vừa đẹp vừa nhân từ. Vào 1 năm Trời hạn hán vì 10 ông mặt trời cùng nhau họp mặt toả ánh sáng chói lòa xuống trần, gây sức nóng bỏng cho nhân gian, lòng dân ta thán. Hao Yi đã dùng cung tên của mình hạ rụng 1 lúc 9 mặt trời rơi xuống, chỉ chừa lại 1 cái đủ dùng làm ánh sáng cho thế gian mà thôi. Chàng được mọi người ngưỡng mộ, trong nhóm có một người tên gọi “Bất Tử” vì phục tài bắn tên của Hao Yi nên đã tặng anh 1 hộp thuốc “Trường sinh bất tử”.

Hao Yi thương vợ, không muốn chỉ mình anh được sống mãi, nên anh trao hộp thuốc cho Hằng Nga cất giữ, chờ dịp sẽ cùng nhau uống chung. Chẳng may có tên học trò của anh biết chuyện, thừa lúc Hao Yin đi săn bắn xa nhà, tên học trò lẻn vào bắt Hằng Nga phải trao hộp thuốc cho hắn, Hằng Nga không chịu nên cô uống hết chai thuốc rồi bay lên mặt trăng trú ngụ tại đó mong ở gần trái đất để mãi được gần chồng. Hôm đó đúng vào ngày rằm Trung Thu. Khi Hao Yin trở về thấy mất vợ, anh buồn bã, vì nhớ thương Hằng Nga, bèn đem tất cả những thứ bánh trái mà Hằng Nga thích bày ra sân, hy vọng Hằng Nga ở trên cung trăng có thể về ăn được, dân trong làng thấy việc làm của Hảo Yin, ai nấy đều cảm động cho lòng thương yêu vợ của anh, họ cũng đồng loạt bày tỏ cảm tình của mình với Hằng Nga bằng cách hàng năm, cứ đến rằm Trung Thu mọi nhà đều bày các thức bánh trái, hoa quả ra sân cùng với Hao Yin để tưởng nhớ Hằng Nga, họ cùng ngồi ngắm trăng thưởng bánh ngọt, trà thơm như để chờ đợi Hằng Nga trở về.

Lại có 1 truyền thuyết khác nói rằng:

Sau khi Hậu Nghệ bắn rơi chín trong mười ông mặt trời, thì được dân chúng ngưỡng mộ tôn lên làm vua. Tuy nhiên, khi đã có uy quyền trong tay thì anh lại trở thành một vị vua kiêu ngạo và độc tài. Vì muốn sống lâu, anh đã xin thuốc trường sinh từ Xiwangmu. Nhưng vợ anh, Hằng Nga, đã đánh cắp nó... vì cô không muốn vị vua tàn nhẫn nầy sống lâu, sẽ làm tổn thương đến nhiều người. Đúng vào ngày rằm tháng Tám, Cô đã uống hết lọ thuốc kỳ diệu và bay về Trời. Hậu Nghệ tức giận khi phát hiện Hằng Nga đã uống hết thuốc của mình và đang bay lên mặt trăng, ông dương tên lên bắn vào vợ nhưng bắn trượt. Hằng Nga trốn đến mặt trăng và trở thành nàng tiên sống mãi trên ấy. Từ đó, hàng năm cứ đến rằm tháng tám âm lịch, mọi người đều đem bánh, trà dâng lễ cho Hằng Nga để tưởng nhớ đến công ơn của nàng. 


Đây cũng là một câu chuyện ngụ ngôn, khuyên răn trẻ con vào mỗi rằm tháng Tám.

Đó là cách để thể hiện tình yêu của cha mẹ dành cho con trẻ cùng lời giảng huấn về tình yêu và truyền thống ngày Lễ Nhi Đồng của trẻ em Việt Nam.


Ngày nay, Tết Trung Thu không hẳn chỉ là Tết của trẻ con, mà dường như người lớn đón Tết Trung Thu có phần trịnh trọng hơn, không phải từ những chiếc lồng đèn nho nhỏ, gắn đèn hoa lộng lẫy cho trẻ con nữa, mà người lớn mượn dịp sắm sửa Lễ Tết để biếu xén lẫn nhau, những hộp bánh dẻo, bánh nướng mùi thơm phưng phức được đặt trong những chiếc hộp vuông vứt in hình ảnh các cô tiên rất đẹp, kèm theo nào trà, rượu, trái cây, keo, mứt, v.v...


Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2016

Thơ "Ký ức Tết Trung Thu"

Tết trung thu xách đèn đi chơi
Thu
đu xanh còn tiếng ru hi
V
i chúng bn bên làng kia ti
Ph
vi phường chy nhy mt hơi

Đêm trăng r
m đp quá ta ơi
Đèn ông sao n
ến đt sáng ngi
L
tr nh gi nhau í i
Ra sân nhà t
tp khp nơi

B
n con gái ca múa l lơi
Còn đám trai trêu gh
o đ li
Tu
i u thơ như trang giy mi
Chia nhau vài mi
ếng bánh cùng xơi

Nay qua r
i cái thu thnh thơi
Nh
trung thu tháng tám mt thi
Gi
đã trôi xa tm tay vi
Chi
ếc lng đèn hình bướm hình dơi

T
ết trung thu xách đèn đi chơi
Ch
còn trong tim thc xa vi
Có ai mang tình trăng vun x
i
Trung thu n
m ngm ánh sao rơi
!

Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

BÀI THƠ: NHỚ TRUNG THU

NHỚ TRUNG THU


Trung thu đốt lửa cùng chơi
Ngồi ôn kỷ niệm một thời đã yêu
Rủ trăng thắp nến tình phiêu
Giả làm chú Cuội tán liều Hằng Nga

Trong nhà rộn tiếng hát ca
Và ta cũng chỉ giả là trẻ con
Đêm nay trăng dẫu còn non
Mười lăm chửa đến kịp tròn làm sao

Tuổi thơ ai cũng cồn cào
Nửa đêm đốt nến ngọt ngào lung linh
Tùng rinh..rinh..cắc...tùng rinh
Tình ơi có nhớ mà rinh thương về

Bây giờ hết tuổi tê tê
Đành mang trộn ít bùa mê để mời
Trung thu đến thật tuyệt vời
Cùng nhau yêu cả một thời đã yêu.

Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
-> Đọc thêm: Nhớ tết trung thu xưa
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

NHỚ TẾT TRUNG THU XƯA

Mỗi mùa Trung thu về, lòng tôi lâng lâng bao ký ức thời thơ ấu. Trung thu của tuổi thơ tôi gắn liền với những năm tháng thời bao cấp, rất khó khăn nhưng đong đầy kỷ niệm. 
Trước Tết Trung thu độ nửa tháng, ba tôi vót nan tre, làm nên những khuôn lồng đèn hình quả ấu, hình ngôi sao, theo sở thích của từng đứa con. Mẹ ra chợ mua những tờ giấy gương, giấy pơ-luya, chị Hai là người khéo tay nhận phần dán giấy, trang trí chiếc lồng đèn cho thật đẹp. Chiếc lồng đèn là “công trình” của cả gia đình, nên lại càng ý nghĩa với tôi.


Tôi theo đám bạn diễu hành quanh xóm. Trên tay mỗi đứa là một chiếc lồng đèn tự chế, đủ kích cỡ nhưng cùng một chất liệu bằng giấy gương, giấy pơ-luya thô sơ và đơn điệu về kiểu dáng nhưng gương mặt đứa trẻ nào cũng sáng ngời niềm tin, hí hửng nhập cuộc một cách rất hồn nhiên. Cảm giác chiếc lồng đèn của mình là đẹp nhất, vì đó là sự góp sức của cả nhà, nên tôi hãnh diện lắm, xin đi đầu cho oai. Đêm Trung thu trăng tròn vành vạnh. Bóng chúng tôi đổ dài trên những con đường quê gập ghềnh. Đến khi tiêu hao khá nhiều đèn cầy, chúng tôi chuyển sang chơi các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, rồi cùng nhau hát những bài hát về trung thu ngay ở khu đất rộng, bên cạnh chiếc cổng chào dẫn vào đầu làng. Ba mẹ cho phép chúng tôi chơi thỏa thích, chừng nào chán mới chịu ra về.
Vào Tết Trung thu, khi nghe tiếng kẻng phát ra từ nhà bác đội trưởng, trẻ em chỉ chờ có thế, chen nhau để chạy lên sân đội được nhận quà. Quà xưa chỉ là vài cây kẹo, vài cái bánh trung thu nhỏ xíu, nhân bên trong chỉ là một ít đậu, ít đường. Có lẽ khi cái ăn, cái mặc còn nhiều thiếu thốn, phần quà kia bỗng trở nên ý nghĩa và ngon một cách đặc biệt.
Những mùa Trung thu đã dệt lên trong ký ức tuổi thơ tôi những kỷ niệm ngọt ngào, để giờ đây tôi lại bồi hồi, xúc động. Tôi vui vì mình từng có những mùa trung thu sum vầy, khó phai…

Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Thứ Tư, 17 tháng 8, 2016

TẢN MẠN TẾT TRUNG THU ĐÔNG Á

Đi vi người Vit Nam, Trung Thu - din ra vào ngày 15/8 Âl hàng năm - là mt trong hai l hi quan trng nht sau Tết Nguyên đán. Đây là thi gian mt trăng tròn và sáng nht. các nước Đông Á như Hàn Quc, Nht Bn, Trung Quc cũng có l hi văn hóa truyn thng din ra trong ngày này.

Mỗi năm nước Nhật có hai hội thưởng trăng (theo Âm lịch). Hội đầu là Zuyoga, gắn với phong tục cổ truyền "Otsuki-mi" (có nghĩa là ngắm trăng vào ngày rằm giữa mùa thu), kế đến là hội Zyusanya nhằm ngày 13/10. Theo tục lệ, hễ ai đã dự hội trăng đầu thì cũng phải dự hội thưởng trăng sau, nếu không sẽ gặp xui xẻo.


Theo truyền thống, để chuẩn bị cho đêm Zuyoga, mọi gia đình đều dùng cỏ bông bạc để cắm thay hoa trong nhà. Riêng mâm cỗ trông trăng của người Nhật luôn là một bức tranh phong phú về những sắc màu tươi tắn của các loại bánh truyền thống: bánh nhân táo, dưa hấu, hạt dẻ và các loại hoa quả khác. Trẻ em Nhật Bản rước đèn cá chép trong các hội thưởng trăng vì cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các em trai. Người Nhật Bản còn cho rằng có Thỏ Ngọc sinh sống trên mặt trăng, vì vậy khi ngắm trăng thường tưởng tượng như đang thấy hình một chú thỏ đang ăn bánh bao. Tất cả mọi người nhớ đến sự tốt lành của thỏ mỗi khi họ nhìn lên mặt trăng.
Hàn Quốc
Chusok hay còn gọi là Lễ tạ ơn được tổ chức vào ngày rằm tháng 8 là một trong những ngày lễ lớn nhất ở Hàn Quốc. Lễ hội diễn ra suốt vụ mùa, vì thế đây là dịp để người dân lễ tạ tổ tiên đã mang lại cho họ lúa gạo và quả ngọt.


Lễ hội được tổ chức từ đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15/8 Âl. Trong dịp này, người Hàn Quốc luôn dành 3 ngày nghỉ để quây quần bên gia đình và bè bạn. Mọi người cùng nhau thưởng thức món bánh "Songphyun". Thứ bánh đặc biệt này được làm từ gạo, đậu xanh, vừng và hạt dẻ. Sau đó, cả gia đình đi thăm mồ mả của tổ tiên để bày tỏ lòng kính trọng bằng lễ cúng gạo và hoa quả. Buổi tối, trẻ em mặc Hanbok - trang phục truyền thống của Hàn Quốc - và cùng nhảy múa dưới ánh trăng.

Trung Quốc

Ở Trung Hoa, Tết Trung Thu được cho là có từ thời vua Đường Minh Hoàng vào đầu thế kỷ thứ 8. Theo truyền thuyết, sau khi dẹp xong An Lộc Sơn, Đường Minh Hoàng nhớ thương người đẹp Dương Quý Phi không nguôi. Đêm rằm tháng tám, một vị tiên xuất hiện, hóa phép tạo một chiếc cầu vồng giúp vua gặp quý phi. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, đặt ra tết Trung Thu. Người Trung Quốc quan niệm nếu nhìn lên mặt trăng đúng ngày Rằm Trung thu thì trẻ con sẽ nhìn thấy được chị Hằng, những mong ước trước đó sẽ được toại nguyện.


Cũng như Việt Nam, mâm cỗ thưởng trăng của người Trung Quốc không thể thiếu được hai loại bánh truyền thống là bánh nướng và bánh dẻo. Bánh trung thu hình tròn, tượng trưng cho “đoàn viên” vì đây là dịp cùng nhau ngắm trăng, tận hưởng bầu không khí ấm áp của đêm rằm bên người thân.

Và Việt Nam

Theo phong tục người Việt, Tết Trung thu được coi là Tết cho thiếu nhi. Bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn. Cỗ mừng Trung thu gồm bánh Trung thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả khác. Cũng trong dịp này, người ta mua bánh Trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.


Nếu người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán, người Việt lại đặc biệt tổ chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi nhà...


Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo


-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

Phong tục đón Tết Trung thu độc đáo khắp thế giới

Việt Nam - Tết Trung thu là của thiếu nhi

Trung Thu ở Việt Nam là ngày Tết của thiếu nhi, gắn với truyền thuyết về Hằng Nga, Chú Cuội trông trăng. Các em nhỏ thường rước đèn ông sao, đeo mặt nạ và lập thành đoàn múa sư tử, đánh trống rất rôm rả.

Trong dịp này, người Việt thường bày bánh trái ra sân để cúng mặt trăng. Riêng trẻ em rất háo hức chờ đón dịp Trung thu bởi đây là thời điểm các em được người thân mua cho nhiều đồ chơi, bánh kẹo. Có những loại bánh đặc trưng mà thường chỉ dịp Trung thu mới có như bánh dẻo, bánh nướng… Đồ chơi truyền thống của trẻ em ngày xưa gồm đèn ông sao, đèn lồng, đèn kéo quân, đèn con giống… và không đa dạng nhiều chủng loại, mẫu mã như hiện nay.
Ở nhiều nơi, Trung thu là dịp mở cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em sẽ tham dự các cuộc rước đèn, thi hát trống quân. Khi trăng đã lên cao, các bé ngồi quây quần quanh mâm cỗ gồm nhiều loại bánh trái, hoa quả , cùng tham dự cỗ trông trăng và phá cỗ cho tới đêm khuya. Mâm cỗ trông trăng tuyền thống của trẻ em Việt Nam thường có bánh nướng, bánh dẻo, chú chó làm bằng tép bưởi và một số loại quả đặc trưng của mùa thu như chuối, hồng ngâm, thị, na, mía…

Trung Quốc  - Trung thu là Tết đoàn viên

Trong phong tục của người Hoa, tết Trung thu còn gọi là tết đoàn viên. Đây là thời điểm mọi thành viên trong gia đình tụ họp với nhau. Bất cứ ai làm ăn ở xa xôi, vào ngày này cũng trở về quê hương để gặp lại gia đình, họ hàng và cùng ăn bữa cơm đoàn viên.

Sau bữa cơm sum họp, các thành viên trong gia đình lại cùng nhau thưởng nguyệt (ngắm trăng) và ăn bánh trung thu dưới ánh đèn lồng lung linh. Một trong những hoạt động không thể thiếu được trong dịp Trung thu của người Hoa đó là rước đèn lồng và múa rồng lửa. Người dân tin rằng rồng lửa sẽ mang lại nhiều may mắn và an lành tới mỗi gia đình.

Nhật Bản - Lễ hội ngắm trăng

Lễ hội Trung thu được du nhập vào Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc từ hơn 1000 năm trước. Nhưng khác với người dân Trung Quốc ăn bánh ngắm trăng thì người Nhật Bản lại ăn xôi nắm trong ngày tết Trung thu. Lễ hội Trung thu ngày Rằm tháng 8 Âm lịch được gọi là “thập ngũ dạ” (đêm mười lăm) hoặc “Trung thu danh nguyệt” (Trung thu trăng sáng).

Mặc dù, sau thời Minh Trị Duy Tân (khoảng cuối thế kỷ 19), Nhật Bản đã hủy bỏ nông lịch, đổi thành dương lịch, nhưng cho đến nay khắp nơi trên đất nước Nhật Bản vẫn còn gìn giữ tập tục ngắm trăng vào đêm Trung thu, một vài tự viện và đền thờ vẫn tổ chức hội ngắm trăng đặc biệt vào dịp lễ này.

Hàn Quốc - Lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên

Đối với người Hàn Quốc thì đây là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm (còn được gọi là Chuseok hay Hangawi), cũng được diễn ra vào ngày 15/8 Âm lịch, đây là lễ hội mừng mùa bội thu và cảm tạ tổ tiên của người Hàn Quốc…

Đây là một dịp để các thành viên trong gia đình được đoàn tụ và cùng nhau thưởng trăng và ăn tiệc, các gia đình bày bánh gạo có hình trăng lưỡi liềm được phủ rong biển, đỗ, lạc… bên ngoài và các loại thức ăn khác lên bàn thờ. Đây cũng là dịp mọi người tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Họ thường tới thăm mộ tổ, dọn cây dại và làm sạch khu vực quanh mộ, truyền thống này giống với nghi thức tảo mộ ngày tết Thanh minh.

Triều Tiên - Lễ hội đêm Thu

Người Triều Tiên gọi tết Trung thu là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Các gia đình hấp bánh và mang biếu tặng cho nhau. Bánh có hình nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong là nhân đậu, mứt, táo,...Vì lúc hấp, đệm lót có sự giãn nở nên có tên gọi như vậy.
Đến lúc trời sập tối, họ cùng nhau vừa thưởng nguyệt, vừa tiến hành thi kéo co, vật, hoặc biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ mặc những chiếc trang phục đẹp lộng lẫy trong ngày lễ hội, vui vầy dưới gốc đại thụ, cùng chơi trò chơi đu dây.

Singapore – Trung thu diễn ra sôi động


Tại đây, lễ đón Trung thu diễn ra sôi động. Tại quảng trường Sengkang, mọi người tập trung để trải nghiệm các trò chơi thú vị. Đây là dịp để cộng đồng người Hoa tại Singapore thể hiện góc văn hóa giàu có và đa dạng của mình tại khu Chinatown với những chiếc đèn lồng đầy màu sắc, các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, cùng chia sẻ niềm hạnh phúc bên những chiếc bánh thơm ngon và tách trà đậm đà.

Philippines, Indonesia: Các đoàn lân tràn ngập các con phố người Hoa

Hoa Kiều và người Hoa sinh sống tại Philippines hay Indonesia luôn có những hoạt động đặc sắc chào đón lễ hội trung thu hằng năm. Tại khu phố người Hoa, từng đoàn lân diễu hành tấp nập. Mọi người mặc trang phục dân tộc, đốt đèn lồng và ca hát tưng bừng.

Malaysia – Trung thu là mùa lễ hội

Những năm gần đây, vào dịp Trung thu, ở Malaysia ngoài lễ hội Bánh Trung thu (19-21/9) còn có lễ hội đèn lồng vào ngày 16/9. Dịp này, phố phường đều được trang trí bởi hàng trăm, hàng ngàn chiếc đèn lồng sặc sỡ. Đây là dịp để người dân Malaysia và du khách ra đường hòa mình vào không khí tưng bừng của ngày lễ.

Myanmar – Trung Thu rực rỡ ánh sáng khắp nơi


Ngày rằm trung thu ở Myanmar được gọi là “Lễ trăng tròn” hay “Tiết quang minh”. Đêm rằm, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Mọi người cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội này.

Lào – Trung thu là lễ hội trăng phước lành

Người Lào gọi tết Trung thu là lễ hội trăng phước lành, tất cả mọi người đều tụ tập bên gia đình, thưởng trà, ngắm trăng. Khi hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái nhảy múa, hát ca thâu đêm.

Campuchia – Trung thu là lễ “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng)

Vào ngày 15, người Campuchia tổ chức “bái nguyệt tiết” (lễ hội vái lạy trăng) truyền thống. Sáng sớm hôm ấy, người ta bắt đầu chuẩn bị lễ vật cúng nguyệt, gồm hoa tươi, súp sắn, gạo dẹt, nước mía.
Buổi tối, mọi người đặt đồ cúng vào khay, đem để trên một chiếc chiếu lớn và ngồi chờ trăng lên. Khi mặt trăng nhô lên đầu cành cây, mọi người thành tâm bái nguyệt, cầu xin ban phước. Sau đó, người già lấy gạo dẹt nhét vào miệng của trẻ con, nhét cho đến lúc không thể nào nhét vào được nữa mới thôi, để cầu viên mãn, điều tốt đẹp.

Thái Lan – Trung thu là “Tết cầu trăng”


Tết Trung thu ở Thái Lan với nhiều hoạt động hấp dẫn Người Thái gọi tết Trung thu là “tết cầu trăng”. Mọi người đều tham gia lễ cúng trăng rằm. Mọi người ngồi quanh mâm cỗ với những món đồ đặc trưng của mùa thu như đào, sầu riêng, bánh Trung thu và chúc nhau mọi điều tốt lành. Đặc biệt bưởi là loại trái cây không thể thiếu trong mâm cỗ truyền thống. Người Thái tin rằng bưởi tượng trưng cho sự viên mãn, sum vầy.
Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
-> Đọc thêm:
    Mời các bạn xem thêm: