Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Silver 760,000 VND

Gồm 4 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Crystal 960,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loại Platinum 1,360,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 hộp Trà Ô Long hảo hạng.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo loại Diamond 1.560.000 VND

06 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 chai rượu vang Úc Lindeman’s

Bánh trung thu khách sạn Daewoo

Bánh trung thu cao cấp, thiết kế hiện đại, sang trọng

Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

MẪU HỘP BÁNH TRUNG THU KHÁCH SẠN DAEWOO HÀ NỘI KÍCH THƯỚC MẦU SẮC ĐẶC BIỆT ẤN TƯỢNG.

Vẫn được biết đến như ngày lễ đoàn viên của mọi gia đình, Tết Trung Thu cổ truyền ngày nay còn là dịp để chúng ta bày tỏ lòng tri ân đến những người thân yêu bằng những món quà đơn giản nhưng mang nhiều ý nghĩa.
Đến hẹn lại lên Tết Trung thu 2017 khách sạn Daewoo Hà Nội cho ra mắt bộ sản phẩm Bánh Trung Thu khách sạn Daewoo với  bốn mẫu thiết kế hộp sang trọng với màu xanh dương làm chủ đạo kết hợp với màu ghi bạc được tô điểm bằng những họa tiết được cách điệu những gân của chiếc lá mùa thu đang phiêu du trong gió. Đặc biệt Logo của khách sạn Daewoo được ép nhũ bạc nổi bật lên sự hài hòa đầy tinh tế, sang trọng. Mỗi mẫu hộp có kích thước khác nhau ứng với các tên gọi ấn tượng: Silver, Crystal, Platinum, Diamond. Bánh TrungThu khách sạn Daewoo 2017 hi vọng đem lại hạnh phúc, ấm áp cho những người được trao tặng, xứng đáng là món quà tri ân hoàn hảo thỏa mãn sự mong đợi của mọi thực khách yêu thích món ẩm thực quê hương truyền thống mỗi dịp thu về.

1. Silver: 04 bánh: 690,000 VND 
Kích thước: Cao 26 x 32  x  22,5 x  7 cm
2.  Crystal: 06 bánh: 890,000 VND - 
Kích thước: Cao 36 x  32 x 22,5 x 7 cm
3. Platinum: 06 bánh kèm 01 hộp tàd Ô long: 1,190,000 VND
Kích thước: Cao 36 x 41 x 31,5 x 10 cm
4. Diamond: 06 bánh kèm 01  Hộp rượu thượng hạng
Kích thước: Cao 36 x 41 x 31,5 x 10 cm
Leon de Tarapaca Cabernet Sauvignon From Chile:  VND 1,490,000
Chivas Regal 12 Years Old Scotch Whisky: VND 2,190,000
Montes Alpha Merlot From Chile: VND 2,290,000
Ballantine’s 17 Years Old Scotch Whisky: VND 3,290,000
Re’my Martin VSOP Cognac: VND 3,790,000
Macallan 12 Years Old Scotch Whisky: VND 3,990,000






Video giới thiệu bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo 2017

Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902 153 872
-> Mời các bạn xem thêm: 


Thứ Năm, 7 tháng 9, 2017

TỐP 10 LÝ DO ĐỂ YÊU MÙA THU HÀ NỘI

1. Bánh Trung Thu Hà Nội


Mỗi dịp Thu về ai cũng mong đến ngày Tết Trung Thu, nhất là trẻ em, vì ngoài những món quà đẹp mắt trẻ em và người lớn ai cũng muốn được thưởng thức những chiếc bánh trung thu ngon tuyệt, Trong rất nhiều các thương hiệu bánh cao cấp, bánh Trung Thu của khách sạn Hà Nội Daewoo đã trở thành món quà không thể thiếu dành tặng cho người thân và bạn bè trong dịp Tết Đoàn viên này với hi vọng đem lại hạnh phúc, ấm áp cho những người thân yêu, xứng đáng là món quà tri ân hoàn hảo thỏa mãn sự mong đợi của mọi thực khách yêu thích món ẩm thực quê hương truyền thống mỗi dịp thu về.

2. Nắng rất đẹp 




Nói tạm biệt với cái nắng nhìn đã chẳng muốn thò mặt ra ngoài đường của mùa hè. Nắng mùa thu trong vắt, đẹp mơ màng và rất nhẹ, đến mức chỉ cần một sáng ngủ dậy, nhìn thấy nắng thu lấp ló ô cửa sổ là bạn đã muốn bật ngay ra khỏi giường, lao ra đường để vi vu ngồi cafe tắm nắng rồi. 

3. Gió heo may



Nhắc đến mùa thu là nhắc đến gió heo may, là nhắc đến những buổi sớm không khí se sắt lại vì thứ gió lạnh, hiền lành đang nhẹ nhàng đưa đẩy ngoài phố. Thứ gió khiến bạn dù là giữa mùa hè đổ lửa, hay mùa đông rét căm - mỗi khi nhớ lại đều thấy dịu lòng và hình thành một phản xạ ngóng trông rất riêng mà chỉ mùa thu, chỉ gió heo may mới khiến ta có cảm giác như vậy được. 

4. Mùa cốm non




Người ta nhớ thương mùa thu là vì nhớ thương cốm non, nhớ thương thứ quà ăn chơi vừa giản dị, vừa đến là tinh tế của người Bắc. Bây giờ hiện đại rồi, người ta ăn cốm quanh năm. Nhưng chỉ có cốm vào mùa thu mới thật sự hợp và khiến ta cảm thấy... hạnh phúc khi nhấm nháp. Nhất là cái cảm giác hân hoan khi nhìn thấy cô hàng cốm đang gánh gồng trên đường, ở đầu gánh là một bó lúa non, ở trong thúng là nào lá sen, nào cốm được đậy kín. Niềm vui khi mua được cốm giữa trời thu thực sự là một kiểu niềm vui bé xíu mà ta cứ nhớ mãi, nhớ hoài quanh năm. 

5. Mùa những cơn mưa bất chợt



Những cơn mưa rào cuối mùa hạ bao giờ cũng là những cơn mưa quý nhất, báo hiệu rằng từ nay những ngày nắng gắt đã lùi xa. Mưa đầu thu bao giờ cũng là những cơn mưa rào như thể trút hết những buồn bực, nặng nề tích tụ từ những ngày nắng. Đó là những cơn mưa mang không khí mát lành, mang mùa thu dịu dàng về với Hà Nội. 

6. Lê la cafe vỉa hè 




Mùa thu, thích nhất là ngồi lê la cafe vỉa hè. Căn bản, cái thú đấy rõ ràng rất dễ "nghiện", mà mùa hè thì lại nóng quá, không có điều hoà chịu không nổi, mùa đông lại lạnh buốt. Mùa thu - trái lại, không khí lúc nào cũng dễ chịu với nắng vừa phải và gió rất nhẹ, lại thêm mùi thơm từ gốc hoa sữa quanh đó, hay mùi ngai ngái từ vỏ cây sau cơn mưa. Chưa kể rằng, sẽ có những lúc một gánh cốm hay một gánh hồng đi qua, và trái tim bạn lại loạn nhịp vì mải ngắm mùa thu đang lướt qua mắt mình. Chẳng phải, đó chính là những gì mà chúng ta thường tưởng tượng về một buổi cafe tuyệt vời với bạn bè đó sao?

7. Sấu chín




Chắc có lẽ, mùa thu phải được mệnh danh là mùa có nhiều thức quà... chớp nhoáng nhất của Hà Nội. Mùa thu Hà Nội có cốm, ngon nhất chỉ trong mấy tháng thu, rồi hồng chín, rồi hồng ngâm... đặc sắc nhất mà ai cũng nhớ thì chắc là sấu chín. Bạn sẽ chỉ có thể ăn sấu chín vào những ngày này thôi, qua đoạn vài tháng mùa thu, sẽ chẳng còn những gánh bán quả dầm, sấu chín vàng lựng, ngửi mùi là thấy nước bọt ứa ra nữa. Miếng sấu thấm muối ớt, vừa chua lại ngòn ngọt, rồi mặn và cay từ muối ớt quyện vào thật đều, tạo thành một thức quà đơn giản mà dễ gây nghiện vô cùng.

8. Lá vàng




Một trong những bức hình được các bạn trẻ chụp nhiều nhất mỗi độ thu về là... lá vàng rơi trên đường Phan Đình Phùng. Khắp hai bên vỉa hè, lá rơi vàng rực cả con phố mà chỉ cần nhìn từ xa cũng đủ khiến bạn rạo rực. Không chỉ ở ven đường Phan Đình Phùng, các bạn cũng có thể "bắt gặp" lá vàng ở bất cứ đâu, từ gác cửa sổ nhà bà hàng xóm, cho đến ven những con đường bé xinh, trong ngõ nhỏ, trên bức tường vàng hay dưới chân bạn đang đi. 

9. Sáng sớm mùa thu




Sớm mùa hè Hà Nội, khoảng 7-8h thôi trời đã nắng nóng như đổ lửa rồi. Mùa thu, sáng sớm bao giờ cũng dễ chịu hơn. Cơn mưa từ đêm hôm trước khiến không khí ẩm ướt mà mát lành, nắng ấm áp lấp ló trên mái nhà mời gọi bạn bước chân ra khỏi cửa. Mà cũng đúng, trời đẹp như vậy, không ra khỏi nhà đi chơi, đi cafe hay đi lượn thì đúng là một cái tội lớn với bản thân đấy!

10. Mùa hoa sữa

Mùa thu sẽ chẳng còn là mùa thu nếu thiếu đi hoa sữa. Dù là nhắc đến hoa sữa, lắm người sẽ ngán ngẩm lắc đầu vì sợ cái mùi nồng quá của hoa, nhưng nếu không có thì chẳng ai thấy mùa thu Hà Nội trọn vẹn nữa. Cứ tưởng tượng những tối đi chơi về muộn, ngang qua con đường quen, bỗng thấy mùi hoa sữa rơi xuống trước mặt, rất nhẹ, rất nhẹ thôi, chỉ nghĩ đến vậy đã thấy dễ chịu, thấy tim ta kêu gào gọi mùa thu ơi đến nhanh hơn đi.


Video giới thiệu bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo 2017

Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902 153 872
-> Đọc thêm: Nhớ mùa thu Hà Nội
Mời các bạn xem thêm:




Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

NHỚ MÙA THU HÀ NỘI

Con người có trăm nghìn cách ứng xử với tự nhiên thì tự nhiên cũng có trăm nghìn cách ứng xử với con người. Chỉ riêng thời tiết mùa thu, thiên nhiên đã có bao vẻ mặt!
Con người có trăm nghìn cách ứng xử với tự nhiên thì tự nhiên cũng có trăm nghìn cách ứng xử với con người. Chỉ riêng thời tiết mùa thu, thiên nhiên đã có bao vẻ mặt! Thiên nhiên mùa thu thật tuyệt vời! Mùa thu Hà Nội đã làm nảy sinh bao thi tứ cho các nhà thơ. Mùa thu… nửa đêm về sáng đã thấy se se lạnh, có khi phải với tay lấy chiếc chăn đơn choàng nửa thân mình.


Ban ngày thì giữa trưa vẫn không thấy nắng. Nhìn ra đường phố, mái nhà loang lổ chỗ nắng, chỗ râm. Nhìn lên không trung mới rõ nguyên do: những đám mây mang hơi nước ngổn ngang đầy trời. Nhìn trong lòng, thấy nao nao hoài nhớ, cũng có những đám mây trôi nổi ngổn ngang và xạc xào trong đó. Đám lá sấu rụng cuốn theo đôi bắp chân thon thả đang đi vào dĩ vãng. Những tín hiệu mùa thu cứ lãng đãng xa gần… Cái cảm giác se se lạnh, nắng nhạt nhoà, gió heo heo… lại chỉ có ở các tỉnh miền Bắc nước mình. Khiến cho những người đi xa, đã chuyển cư vào phương Nam quanh năm vàng nắng không khỏi nhung nhớ cái tiết thu kỳ diệu này! Dẫu chưa làm một cuộc điều tra, nhưng tôi cam đoan những bài thơ mùa thu xuất sắc của nền thơ Việt, các nhà thơ đều viết trong khí hậu thu miền Bắc!
Mùa thu như sự tuần hoàn của trời đất, mùa thu đã vắt nửa thời gian sang khoảng cuối một năm Vàng bay mấy lá năm già nửa (Gió thu - Tản Đà) báo hiệu trên đầu mình sắp thêm một năm qua, nhất là ở những người sự nghiệp, cuộc đời còn nhiều trắc trở. Hỏi làm sao nỗi lòng không ngổn ngang những tảng mây trôi nổi mùa thu! Mùa thu là mùa của hoài nhớ. Những người chót mang tâm hồn nghệ sĩ càng thấy niềm nhớ mênh mang không xác định: Dọc những đường thu muôn nẻo ấy - Rất nhiều nghệ sĩ nhớ xa xôi (Một mùa thu tới - Quang Dũng).
Có những câu thơ không nói trực tiếp đến mùa thu, sao ta lại thấy thu đến thế! Bóng chiều không thắm không vàng vọt - Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (Tống biệt hành - Thâm Tâm). Có lẽ sắc diện mùa thu cũng là thế chăng? Không thắm cũng không vàng vọt, nửa thế này mà nửa đã thế kia! Dường như các thi sĩ xưa chỉ chú ý có một nửa mùa thu, là cái nửa heo heo buồn, nửa của mùa thu lá rơi. Nhưng mùa thu cũng còn là mùa quả chín. Những trái na ngọt mát, những quả chuối trứng cuốc, những quả thị vàng ươm… Đó là những trái quả đã vượt qua bao thời tiết khắc nghiệt, từ giá rét đầu xuân đến trưa hè nắng lửa, rồi qua cả mùa bão dông quăng quật cây trái đến kinh hoàng! Tôi có người bạn thơ bị bệnh tim khá nặng, đã thẩm thu bằng cả nhịp đập trái tim đau của mình Trái tim đập suốt mùa mưa bão - Trời nối vào thu tự lúc nào! Anh vẫn thấy đời đang chín từng vụ quả. Trám bùi lúc lỉu tím cành cao (Một mình cuối mùa thu - Hoàng Hữu). Lớp nhà thơ thế hệ sau cũng lãng mạn bâng khuâng mỗi độ thu về. Nhưng ở họ, không còn bao nhiêu nỗi u hoài heo hút! Họ mạnh mẽ cả trong thương nhớ Mùa thu xa nhau, mùa thu rất rộng - Rót bao nhiêu thương nhớ cũng không đầy (Mùa thu xa - Trần Quang Quý).
Dẫu không rót đầy được mùa thu xa nhau, ta vẫn thấy cái nội lực nhớ thương của nhà thơ thật là ghê gớm! Cũng làm thơ về lúc giao mùa, nhưng người thơ đương đại lại lấy tâm hồn phóng khoáng của thời đại mình soi vào trời đất Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu (Sang thu - Hữu Thỉnh). Nói gì thì nói, mùa thu vẫn là môi trường thôi thúc những thi tứ vào độ chín, về mặt nào đấy, còn hữu hiệu hơn cả mùa xuân, vì nó tròn đầy, nhưng vẫn nhiều ngơ ngác và hoài niệm, buồn không trĩu nặng, vui không dễ dãi. (HNM, VietNamNet)


Video giới thiệu bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo 2017


Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902 153 872
Mời các bạn xem thêm:


Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Sự đặc biệt của Bánh Trung thu khách sạn Daewoo 2017

Hà Nội đã sang Thu với tiết trời mát mẻ và dìu dịu, nắng không còn chói chang và bỏng rát như mùa Hè. Không khí Tết Trung thu bắt đầu ùa về trên khắp các nẻo đường.

Nếu như trên phố đã bày bán đủ loại đồ chơi nhiều màu sắc thì trong khách sạn Daewoo lại rộn ràng với những sản phẩm bánh Trung Thu cầu kỳ, sang trọng được ra mắt với cam kết không dùng chất bảo quản, hương vị truyền thống, độ ngọt vừa phải
và được kiểm duyệt chất lượng theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Bánh Trung Thu Hà Nội Daewoo được làm theo công thức truyền thống, vỏ bánh được làm bởi nha đường, bột mỳ thượng hạng và tinh dầu lạc, rất mỏng và dẻo với độ dày khoảng 1,2 mm. Nhân bánh thơm ngon, dậy mùi hương vị khoai môn, cốm, sen và hạt dẻ hòa quyện với lòng đỏ trứng muối bùi ngậy làm thanh vị ngọt của những nguyên liệu khác.

Bánh Trung Thu Hà Nội Daewoo hoàn toàn được làm thủ công và được kiểm duyệt chất lượng theo quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhân dịp Tết Trung Trung năm 2017, khách sạn Hà Nội Daewoo giới thiệu tới thực khách các  loại bánh Trung Thu với hương vị độc đáo. Từ hương vị truyền thống của hạt sen và cốm đến hương vị thanh mát của khoai môn và trà xanh trong các hộp Silver, Crystal, DiamondPlatinum, bánh Trung Thu của khách sạn Hà Nội Daewoo sẽ trở thành món quà không thể thiếu dành tặng cho người thân và bạn bè trong dịp Tết Đoàn viên này. Sản phẩm với thiết kế hộp bánh tinh tế sang trọng hi vọng đem lại hạnh phúc, ấm áp cho những người được trao tặng, xứng đáng là món quà tri ân hoàn hảo thỏa mãn sự mong đợi của mọi thực khách yêu thích món ẩm thực quê hương truyền thống mỗi dịp thu về.

1. Silver           :       690,000 VND
2.  Crystal       :       890,000 VND
3. Platinum     :    1,190,000 VND
4. Diamond
( Hộp rượu thượng hạng )
Leon de Tarapaca Cabernet Sauvignon From Chile         VND 1,490,000
Chivas Regal 12 Years Old Scotch Whisky                         VND 2,190,000
Montes Alpha Merlot From Chile                                          VND 2,290,000
Ballantine’s 17 Years Old Scotch Whisky                            VND 3,290,000
Re’my Martin VSOP Cognac                                                VND 3,790,000
Macallan 12 Years Old Scotch Whisky                                 VND 3,990,000





Video giới thiệu bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo


Chuyên cung cấp các loại bánh trung Thu cao cấp khách sạn làm quà biếu quà tặng
-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872

Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

Có 18 đời vua Hùng, vậy 10/3 là giỗ vị vua nào?

Vào ngày Giỗ tổ, người người nô nức hướng về Đền Hùng thắp hương để tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. Nhưng cụ thể là giỗ ai, chưa chắc đã có người biết.
Giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là lễ hội Đền Hùng là dịp lễ quốc gia nhằm tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu Đại Việt trước công lao dựng nước của các vua Hùng. Cứ vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch là người người lại nô nức hướng về Đền Hùng để dâng lễ, thắp hương, bày tỏ lòng thành kính và tưởng nhớ về cội nguồn dân tộc. 
Nhưng theo truyền thuyết thì đất nước ta có 18 đời vua Hùng. Mỗi đời vua được tính là một triều đại, tương tự như nhà Lê, nhà Nguyễn… sau này và có thể có 1 hoặc… vài chục vị vua. Do đó, tuy chỉ có 18 đời vua Hùng, nhưng lịch sử ghi nhận vào thời kỳ này nước ta có đến 108 vị vua.

Vậy đến ngày này thì ta giỗ ai - bạn đã bao giờ tự hỏi như vậy chưa?

Giỗ tổ Hùng Vương: nhưng cụ thể là giỗ ai?

Rõ ràng Giỗ tổ Hùng Vương chỉ có một ngày, vậy là giỗ vua nào? Đây là một câu hỏi nhiều người vẫn thắc mắc.


Đầu tiên phải nói đến nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng Kinh Dương Vương lấy Long Nữ sinh ra Lạc Long Quân. Lạc long Quân sau đó kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra Hùng Vương. 
Hùng Vương như vậy là cháu đích tôn của Kinh Dương Vương, là niên hiệu được dùng cho hàng chục triều vua tiếp sau đó. Giỗ tổ vì vậy theo logic thì phải là giỗ Tổ Kinh Dương Vương, để tưởng nhớ vị Tổ phụ đã khai sinh ra đất nước.

Trên thực tế theo một số tài liệu lịch sử ghi lại, ngày giỗ tổ đã có từ cách đây 2.000 năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ:"Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Các đời vua khác sau này cũng luôn ghi nhớ, khẳng định vai trò của thời đại các vua Hùng đã xây dựng giang sơn. Chính vì thế mà hàng năm luôn để một ngày để tưởng nhớ những người đã xác lập và xây dựng lên đất nước - các vua Hùng nói chung.

Tại sao lại là 10/3?

Thế liệu ngày 10/3 có phải là ngày mất của tất cả các vị vua Hùng? Đương nhiên là không thể nào. 
Trước đây, người dân không có tục đi lễ vào ngày 10/3, họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh của từng người và nô nức đến lễ bái các vua Hùng suốt năm. Thời điểm đông nhất thường rơi vào các tháng xuân - thu chứ không định rõ ngày nào.
Lễ cúng Tổ ở địa phương thì lại được cử hành vào ngày 12/3 âm lịch kết hợp với thờ Thổ kỳ. 
Thường khi con cháu ở xa về sẽ làm giỗ trước một ngày chứ không mở hội lớn với quy mô toàn quốc. 
Như vậy thời gian lễ bái thường kéo dài liên miên, vừa tốn kém tiền của lại không bày tỏ được rõ lòng thành kính, không tập hợp được lòng dân. 

Nhận thấy điều này, Tuần phủ Phú Thọ ông Lê Trung Ngọc vào năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất) đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ, xin định lệ lấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm làm ngày Quốc tế. 
Từ đó về sau, cứ vào ngày 10/3 nhân dân cả nước lại hướng về vùng đất Cội nguồn - xã Hy Cương, Lâm Thao, Phú Thọ để tôn vinh công lao của các vị vua Hùng.
Nguồn: Hùng Vương và Lễ Hội Đền Hùng-NXB Hội nhà văn, ĐH Lạc Hồng


-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:

Thứ Hai, 20 tháng 3, 2017

Ý nghĩa ngày tết tính theo năm âm lịch

Tết ở Việt Nam là những ngày lễ hội lớn trên cả nước. Trong một năm người Việt có nhiều ngày tết khác nhau. Những ngày ấy mọi xóm làng, nhà nhà, ai ai cũng nghỉ làm việc và vui vầy đoàn tụ.

1. Tết Nguyên Đán (Mồng 1 tháng Giêng)

Theo âm Hán Việt, "Nguyên" là bắt đầu, "Đán" là buổi sáng, tết Nguyên đán (còn gọi là Tết Ta, Tết Cả để phân biệt với những Tết còn lại trong năm), là ngày đầu năm mới âm lịch, là ngày sum họp của mọi gia đình.

2. Tết Khai Hạ (Mùng 7 tháng Giêng)

Tết mở đầu ngày vui để chào mùa Xuân mới, cầu mong may mắn cho cả năm.

3. Tết Nguyên Tiêu (Rằm tháng Giêng)

Mừng ngày trăng tròn đầu tiên của năm mới, người dân thường tổ chức cúng gia tiên để cầu mong có một mùa màng bội thu (tháng Giêng ăn nghiêng bồ thóc - Tết cả năm không bằng rằm tháng Giêng).

4. Tết Hàn Thực (Mùng 3 tháng Ba)

Là ngày duy nhất trong năm chỉ ăn đồ nguội, không đốt lửa nấu nướng theo sự tích Giới Tử Thôi thời Xuân Thu (Trung Quốc). Công tử Trung Nhĩ lúc lâm cảnh cơ hàn, đói quá được Giới Tử Thôi xẻ thịt đùi của mình nấu dâng cho ăn.
Sau 19 năm loạn lạc, Công tử Trung Nhĩ giành lại được ngôi Vua. Vua Trung Nhĩ ban thưởng hậu hĩnh cho tất cả những ai theo mình lúc hoạn nạn, nhưng lại sơ ý quên mất Giới Tử Thôi. Tử Thôi lặng lẽ đưa mẹ về sống ở núi Điền.
Lúc nhà vua nhớ ra, cho người tới mời về kinh kỳ để vua ban thưởng nhưng Giới Tử Thôi nhất định không về và đưa mẹ vào sống ẩn náu trong rừng.

Ngày nay vào tiết Hàn Thực người ta thường làm bánh trôi – bánh chay 
Nhà vua sai đốt rừng nhằm buộc Tử Thôi phải ra, nhưng Tử Thôi không chịu ra và cả hai mẹ con đều bị chết cháy. Nhà vua vô cùng cảm kích tấm lòng nghĩa khí của Giới Tử Thôi, cho lập Đền thờ trên núi tưởng nhớ ngày mất của Tử Thôi mùng 3 tháng Ba âm lịch.
Người đời thương tiếc Tử Thôi nên hàng năm cứ độ mùng 3 tháng Ba lại kiêng nổi lửa nấu ăn, chỉ dùng đồ nguội nấu sẵn từ hôm trước.

5. Tết Thanh Minh (trong Tháng Ba)

"Thanh Minh" có nghĩa là trời trong sáng, là lễ tảo mộ, tùy thời điểm thích hợp tương ứng với từng địa phương. Người dân đi tảo mộ, rồi về nhà làm cỗ cúng gia tiên.

6. Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng Năm)

Là tết giết sâu bọ, mong cho mùa vụ bội thu. Vào giờ Ngọ, người dân thường đi hái lá ích mẫu, lá vối, lá ngải để phơi khô dùng dần. Mùng 5 tháng Năm là dịp tưởng nhớ Khuất Nguyên, là nhà thơ kiên định, do ngăn cản Vua Hoài Vương không được, đã trẫm mình xuống dòng Mịch La tự vẫn, đúng ngày mùng 5 tháng Năm.
Thương tiếc người trung nghĩa, mỗi năm cứ tới ngày đó người dân Trung Quốc xưa lại làm bánh, quấn chỉ ngũ sắc bên ngoài, rồi bơi thuyền ra giữa sông, ném bánh xuống cúng Khuất Nguyên.

7. Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy)

Vào rằm tháng Bảy hàng năm có hai ngày lễ cúng: ngày “Xá tội vong nhân” dành cho những linh hồn “cầu bơ cầu bất”; còn lễ Vu Lan được coi là lễ cầu siêu giải thoát cho ông ba, cha mẹ bảy đời, minh chứng lòng hiếu thảo của lớp con cháu hậu duệ.

8. Tết Trung Thu (rằm tháng Tám)

Ban đầu là Tết của tất cả mọi người. Là ngày kỷ niệm trăng tròn nhất trong năm, người ta thường rong trống mở cờ, múa lân để đón trăng lên, sau thành Tết của con trẻ.

9. Tết Trùng Cửu (mùng 9 tháng Chín)

Thường diễn ra trên chỗ cao ráo và chỉ uống rượu hoa cúc. Tết này bắt nguồn từ sự tích của đạo Lão bên Trung Quốc. Thời Hán, có người tên gọi là Hoàn Cảnh, đi học phép tiên. Một hôm thầy bảo Hoàn Cảnh khuyên mỗi người trong nhà nên may một túi lụa đựng hoa cúc, rồi lên chỗ cao mà trú ngụ. Quả nhiên, ngày 9 tháng Chín có lụt to, ngập hết làng mạc. Nhờ làm theo lời thầy, Hoàn Cảnh và gia đình thoát nạn.

10. Tết Trùng Thập (mùng 10 tháng Mười)

Là ngày hội của giới thầy thuốc. Theo sách “Dược lễ,” đến ngày 10 tháng Mười, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, mới kết được sắc tứ thời, trở nên tốt nhất.

11. Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười - tết Cơm mới)

Thường được tổ chức nhằm ngày mùng 1 hoặc ngày rằm tháng Mười, là Tết cơm mới sau khi đã gặt hái xong mùa vụ.

12. Tết Ông Táo (23 tháng Chạp)

Là ngày Ông Táo (“Vua Bếp”) chầu trời. Theo truyền thuyết xưa có hai vợ chồng nghèo khổ vì một chút mâu thuẫn nhỏ thành chia ly. Người vợ sau đó đi lấy chồng khác. Người chồng cũ hối hận đã mắng vợ nên đi tìm, tiêu hết tiền bạc, thành kẻ ăn xin. Run rủi một ngày đến ăn xin nhà người vợ cũ, hai người nhận ra nhau, người vợ thương chồng cũ đem cơm gạo và tiền bạc ra cho. Đúng lúc người chồng mới về nhà, sợ khó giải thích, bèn nói chồng cũ núp vào đống rơm. Ai dè, người chồng mới lại đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Người chồng cũ bị thiêu trong đó. Người vợ thấy vậy, chả biết làm sao, cũng lao vào đống rơm cháy để chết theo. Người chồng mới thấy vậy, lao theo vào đống rơm cứu vợ và cả ba cùng chết trong đó. Ba người lên tới thiên đình, Ngọc Hoàng thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong họ làm “Vua Bếp,” cho cai quản việc bếp núc, hàng năm đến 23 Chạp thì cưỡi cá chép lên Thiên đình để tâu với Ngọc Hoàng việc làm bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua.


-> Liên hệ: 024.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm: