Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017

NHỚ MÙA THU HÀ NỘI

Con người có trăm nghìn cách ứng xử với tự nhiên thì tự nhiên cũng có trăm nghìn cách ứng xử với con người. Chỉ riêng thời tiết mùa thu, thiên nhiên đã có bao vẻ mặt!
Con người có trăm nghìn cách ứng xử với tự nhiên thì tự nhiên cũng có trăm nghìn cách ứng xử với con người. Chỉ riêng thời tiết mùa thu, thiên nhiên đã có bao vẻ mặt! Thiên nhiên mùa thu thật tuyệt vời! Mùa thu Hà Nội đã làm nảy sinh bao thi tứ cho các nhà thơ. Mùa thu… nửa đêm về sáng đã thấy se se lạnh, có khi phải với tay lấy chiếc chăn đơn choàng nửa thân mình.


Ban ngày thì giữa trưa vẫn không thấy nắng. Nhìn ra đường phố, mái nhà loang lổ chỗ nắng, chỗ râm. Nhìn lên không trung mới rõ nguyên do: những đám mây mang hơi nước ngổn ngang đầy trời. Nhìn trong lòng, thấy nao nao hoài nhớ, cũng có những đám mây trôi nổi ngổn ngang và xạc xào trong đó. Đám lá sấu rụng cuốn theo đôi bắp chân thon thả đang đi vào dĩ vãng. Những tín hiệu mùa thu cứ lãng đãng xa gần… Cái cảm giác se se lạnh, nắng nhạt nhoà, gió heo heo… lại chỉ có ở các tỉnh miền Bắc nước mình. Khiến cho những người đi xa, đã chuyển cư vào phương Nam quanh năm vàng nắng không khỏi nhung nhớ cái tiết thu kỳ diệu này! Dẫu chưa làm một cuộc điều tra, nhưng tôi cam đoan những bài thơ mùa thu xuất sắc của nền thơ Việt, các nhà thơ đều viết trong khí hậu thu miền Bắc!
Mùa thu như sự tuần hoàn của trời đất, mùa thu đã vắt nửa thời gian sang khoảng cuối một năm Vàng bay mấy lá năm già nửa (Gió thu - Tản Đà) báo hiệu trên đầu mình sắp thêm một năm qua, nhất là ở những người sự nghiệp, cuộc đời còn nhiều trắc trở. Hỏi làm sao nỗi lòng không ngổn ngang những tảng mây trôi nổi mùa thu! Mùa thu là mùa của hoài nhớ. Những người chót mang tâm hồn nghệ sĩ càng thấy niềm nhớ mênh mang không xác định: Dọc những đường thu muôn nẻo ấy - Rất nhiều nghệ sĩ nhớ xa xôi (Một mùa thu tới - Quang Dũng).
Có những câu thơ không nói trực tiếp đến mùa thu, sao ta lại thấy thu đến thế! Bóng chiều không thắm không vàng vọt - Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong (Tống biệt hành - Thâm Tâm). Có lẽ sắc diện mùa thu cũng là thế chăng? Không thắm cũng không vàng vọt, nửa thế này mà nửa đã thế kia! Dường như các thi sĩ xưa chỉ chú ý có một nửa mùa thu, là cái nửa heo heo buồn, nửa của mùa thu lá rơi. Nhưng mùa thu cũng còn là mùa quả chín. Những trái na ngọt mát, những quả chuối trứng cuốc, những quả thị vàng ươm… Đó là những trái quả đã vượt qua bao thời tiết khắc nghiệt, từ giá rét đầu xuân đến trưa hè nắng lửa, rồi qua cả mùa bão dông quăng quật cây trái đến kinh hoàng! Tôi có người bạn thơ bị bệnh tim khá nặng, đã thẩm thu bằng cả nhịp đập trái tim đau của mình Trái tim đập suốt mùa mưa bão - Trời nối vào thu tự lúc nào! Anh vẫn thấy đời đang chín từng vụ quả. Trám bùi lúc lỉu tím cành cao (Một mình cuối mùa thu - Hoàng Hữu). Lớp nhà thơ thế hệ sau cũng lãng mạn bâng khuâng mỗi độ thu về. Nhưng ở họ, không còn bao nhiêu nỗi u hoài heo hút! Họ mạnh mẽ cả trong thương nhớ Mùa thu xa nhau, mùa thu rất rộng - Rót bao nhiêu thương nhớ cũng không đầy (Mùa thu xa - Trần Quang Quý).
Dẫu không rót đầy được mùa thu xa nhau, ta vẫn thấy cái nội lực nhớ thương của nhà thơ thật là ghê gớm! Cũng làm thơ về lúc giao mùa, nhưng người thơ đương đại lại lấy tâm hồn phóng khoáng của thời đại mình soi vào trời đất Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu (Sang thu - Hữu Thỉnh). Nói gì thì nói, mùa thu vẫn là môi trường thôi thúc những thi tứ vào độ chín, về mặt nào đấy, còn hữu hiệu hơn cả mùa xuân, vì nó tròn đầy, nhưng vẫn nhiều ngơ ngác và hoài niệm, buồn không trĩu nặng, vui không dễ dãi. (HNM, VietNamNet)


Video giới thiệu bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo 2017


Chuyên cung cấp các loại bánh Trung Thu cao cấp là quà tặng
Liên hệ: 024. 37750984 - 0902 153 872
Mời các bạn xem thêm:


0 nhận xét:

Đăng nhận xét