Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Silver 760,000 VND

Gồm 4 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Crystal 960,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loại Platinum 1,360,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 hộp Trà Ô Long hảo hạng.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo loại Diamond 1.560.000 VND

06 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 chai rượu vang Úc Lindeman’s

Bánh trung thu khách sạn Daewoo

Bánh trung thu cao cấp, thiết kế hiện đại, sang trọng

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2017

Bánh trôi bánh chay ngon cho Tết Hàn thực

Những chiếc bánh trôi nhỏ xinh, tròn trịa, trắng ngần cùng bánh chay thơm mát đều không thể thiếu mỗi khi Tết Hàn thực về.
Từ xa xưa cứ đến dịp Tết Hàn thực, nhà nhà đều đi xay bột, đồ đỗ để chuẩn bị làm bánh trôi, bánh chay dâng lên cúng ông bà tổ tiên. Đến nay, tuy gia đình nào cũng bận rộn nhưng vẫn không quên chuẩn bị món bánh trôi, bánh chay này vào ngày mồng 3/3 âm lịch, ngày Hàn thực.
Chị em có thể tham khảo cách làm bánh trôi bánh chay ngon dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

- Bột xay: Là bột bếp và bột tẻ, xay ướt, sau đó treo túi vải để ráo là được. Hiện nay, ngoài chợ cũng hay bán sẵn bột làm bánh trôi, bánh chay để thuận tiện và tiết kiệm thời gian cho chị em nội trợ.
- Đường phên: Đường làm nhân bánh trôi được cắt thành những miếng vuông nhỏ.
- Đậu xanh
- Để làm nhân chay ngoài đậu xanh bạn chuẩn bị thêm sữa đặc, dừa tươi để làm nhân đậu xanh sữa dừa cho ngon.
- Ngoài ra còn phải có những nguyên liệu sau: Bột sắn, tinh dầu bưởi, vừng rang, dừa tươi bào sợi, đường.

Thực hiện:

Bước 1: 

Bạn chuẩn bị nhân bánh chay trước vì mất nhiều thời gian hơn. Đậu xanh khô đã bỏ vỏ, bạn đem ngâm nước trước 2 tiếng cho đậu mềm. Đậu sau khi ngâm mềm bạn cho lên xửng để hấp chín.


Bước 2: Đậu xanh chín, bạn bớt lại 1/2 dùng để rắc lên bánh chay khi ăn, phần còn lại bạn giã hoặc xay nhuyễn. Nếu ko xay thì bạn cho lên chảo chống dính, thêm nước, vừa đun, vừa dùng thìa gỗ tán nhuyễn.


Bước 3: Sau khi đậu nhuyện bạn cho một thìa canh sữa đặc vào đậu để sên cùng. Sữa thấm vào đậu bạn nên nếm lại xem đã vừa vị ngọt hay chưa nếu chưa có thêm sữa tiếp.


Bước 4: Sên lửa nhỏ, đậu sữa hoà quyện bạn cho dừa bào sợi đã được thái nhỏ vào và trộn đều. Dừa, đậu xanh, sữa hoà quyện, vẫn còn độ ẩm là được.

Bước 5: Lăn bột thành những dải, sau đó ngắt để chia bột thành những viên to hơn đốt ngón tay cái để làm bánh trôi, viên có lượng bột gấp đôi để làm bánh chay.


Bước 6: Chia bột xong bạn bắt đầu nặn bánh. Dùng ngón tay ấn dẹt miếng bột rồi cho viên đường phên vào chính giữa.


Bước 7: Sau đó bọc viên đường lài sao cho không để đường phên lộ ra ngoài miếng bột là được. Xoa tròn viên bột lại là bạn đã nặn xong bánh trôi.


Bước 8: Với bánh chay bạn nặn nhân đậu xanh sữa dừa bằng khổ bánh trôi, sau đó cũng ấn dẹt bột, cho nhân vào giữa và bọc kín lại.


Bước 9: Xoa nhẹ nhàng cho bánh tròn không bị hở nhân. Sau đó ấn nhẹ cho bánh chay có độ tròn dẹt.

Bước 10: Đun một nồi nước sôi to. Nước sôi thả bánh trôi vào luộc. Để biết bánh chín hay chưa bạn thấy bánh nổi hẳn  lên bề mặt nồi tức là bánh đã chín. Dùng muôi thủng để vớt bánh.


Bước 11: Khi với bánh ra bạn phải chuẩn bị sẵn một bát nước sạch và nguội để bên cạnh. vớt bánh ra là thả ngay vào bát nước nguội này để bánh giảm nhiệt co lại giữ hình và không bị nhão.


Bước 12: Bánh nguội, vớt bánh ra đĩa, chắt phần nước đọng lại ở đĩa đi. Đối với bánh trôi bạn dùng đầu ngón tay chấm vào bát vừng rang rồi chấm lên bề mặt bánh. Làm như vậy đĩa bánh sẽ đẹp mắt hơn là rắc vừng thẳng lên đĩa bánh.


Bước 13: Bánh chay cũng luộc tương tự như bánh trôi, sau đó vớt ra bát, thường để 3 viên /1 bát. Dùng đầu ngón tay cái, hoặc thìa nhỏ để ấn dẹt phần giữa của bánh rồi để chờ làm nước chan bánh chay.


Bước 14: Nước chan bánh chay bạn làm như sau: Một thìa bột sắn đầy, loại thìa ăn phở, bạn hoà tan với lưng bát tô nước rồi cho vào nồi bắc lên bếp và quấy. Bạn cho thêm đường phù hợp sao cho nước đừng quá ngọt.

Bước 15: Nước bột sắn sôi, chuyển màu trong và bắt đầu sệt lại, một lúc bạn tắt bếp là xong. Chan nước bột sắn quấy chín vào bát bánh chay đã để sẵn. Sau đó, rắc phần đậu xanh bạn đã đồ chín lên trên. Tiếp đến là rắc vừng rang và thả một chút dừa nạo lên trên cùng là bạn đã hoàn thành bát bánh chay ngon miệng, đẹp mắt.


Một món ăn truyền thống đã được lưu giữ biết bao lâu nay, món bánh trôi, bánh chay vẫn là một  món được rất nhiều người ưa thích.
Với cách làm bánh trôi bánh chay này, đảm bảo cả nhà sẽ thích.


Chính vì vậy, không chỉ chờ đến ngày Tết Hàn thực chúng ta mới được thưởng thức món bánh này mà hàng ngày chúng ta vẫn còn thấy nó trên xuất hiện trên các quán hàng rong để phục vụ cho những thực khách ưa thích món bánh đơn giản, mộc mạc này.

Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Sau Tết, giúp việc chỉ đi làm khi nhận lương bằng… tổng giám đốc

“Đến hẹn lại lên”, sau Tết, giúp việc tha hồ “làm giá”, có người chỉ đi làm sớm khi nhận lương bằng… tổng giám đốc.


Tết là kỳ nghỉ dài ngày được nhiều gia đình mong đợi. Tuy nhiên, đi kèm với Tết, nhiều gia đình trẻ rơi vào tình trạng dở khóc, dở cười. Đau đầu với giúp việc là chuyện các bà mẹ than vãn nhiều nhất mỗi khi kỳ nghỉ Tết kết thúc.
Chị Nguyễn Thanh Thủy (Thụy Khuê, Hà Nội) cho biết trong 5 năm trở lại đây, không năm nào là chị không đau đầu với giúp việc sau Tết. Rút kinh nghiệm những năm trước, năm nay chị quyết định “chơi chiêu” khi hứa thưởng tháng lương thứ 13 cho giúp việc với điều kiện giúp việc phải đi làm sớm.
“Tôi thỏa thuận, giúp việc sẽ đi làm vào ngày mùng 10 tháng Giêng, tức là thứ hai tuần sau. Theo lịch, cả nước bắt đầu làm việc từ mùng 6 tháng Giêng. Tôi tính, chỉ hai ngày mùng 6 và mùng 7, tôi có thể xoay xở được với hai cháu nhỏ” – chị Thủy chia sẻ.
Thế nhưng, chị Thủy không để ý hai con chị phải tới mùng 10 mới đi học. Như vậy, vợ chồng chị một trong hai người phải ở nhà trông con 2 ngày. “Nhưng công ty của cả tôi và chồng đều rất chặt chẽ. Không ai được vắng mặt trong ngày đầu làm việc. Chúng tôi chẳng có cách nào khác phải nhờ cậy đến giúp việc” – chị Thủy cho biết thêm.
Chị Thủy kể thêm cô giúp việc từ chối ngay khi chị nhờ vả. Cô đưa ra rất nhiều lý do như ra Tết phải làm lễ thượng thọ cho cụ ở quê, ăn cưới, thăm họ hàng ốm,….
Khi nghe chị Thủy nói khó nhiều quá, cô giúp việc chỉ đồng ý đi làm khi nhận lương 500.000 đồng/ngày. Đi làm sớm 4 ngày, cô giúp việc nhận thêm 2 triệu đồng ngoài mức lương 4 triệu đồng/tháng như bình thường và thưởng tháng 13 thêm 4 triệu đồng nữa.
“Bà Nguyễn Thị Như Loan, mẹ Cường đô la cũng chỉ nhận lương 9 triệu đồng/tháng. Đòi thù lao 500.000 đồng/ngày, cô giúp việc nhà tôi nhận lương chẳng thua gì Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai rồi” – chị Thủy ví von hài hước.
Khác với chị Thủy, chị Đinh Thu Trang (Hoàng Mai, Hà Nội) đã sớm tính toán việc hai con nhỏ phải mùng 10 mới đi học. Vì vậy, chị sớm “đàm phán” giúp việc đi làm từ mùng 6 Tết. Ngoài việc đòi thưởng, cô giúp việc nhà chị Trang không có thêm yêu cầu gì nữa.
Thế nhưng, mùng 5, khi chị gọi điện giục lên sớm, cô giúp việc lại “hoãn binh”. Cô kêu về nhà không… quen thời tiết nên ốm. Cô xin nghỉ thêm mấy ngày nữa để chữa bệnh ở quê. Mặc cho chị nài nỉ cô lên sớm để trông trẻ, cô vẫn khước từ dù hai bé nhà chị đã đi học cấp 1, không tốn quá nhiều công sức để chăm sóc.
“Chỉ tới khi tôi gợi ý sẽ chi trả tiền khám bệnh, thuốc men, cô mà đồng ý. Mà lạ một điều, cô không cần tôi đưa đi khám. Cô bảo cứ ‘khoán trọn gói’ tiền khám chữa bệnh. Còn đi khám thì cô tự lo. Thấy lạ nhưng tôi cũng phải đồng ý.
Dù sao cô cũng không đòi hỏi quá đáng quá. Cô chỉ đòi tiền thuốc 1,5 triệu đồng, số tiền không quá lớn với tôi. Miễn sao cô lên trông con để vợ chồng tôi đi làm ngày đầu năm là được” – Chị Trang chia sẻ.
Không may mắn như chị Thủy, chị Trang, chị Nguyệt Thu (Lê Trọng Tấn, Hà Nội) không có cách nào thuyết phục cô giúp việc đi làm trước rằm tháng Giêng. Thế là trong 2 ngày mùng 6 và mùng 7 tháng Giêng, hai vợ chồng phải kết hợp mỗi người đi làm nửa ngày, nghỉ nửa ngày để ở nhà trông con.
Còn từ mùng 10 tháng Giêng (thứ hai tuần sau), tình hình bớt căng thẳng hơn khi anh chị đưa con đi học. Trong những ngày đó, chị phải “ăn bớt” giờ cơ quan để về sớm đón con.
Trả lời phóng viên, anh Lê Thanh Hùng, Giám đốc trung tâm giao dịch việc làm L.K cho biết đây chỉ là tình trạng giúp việc không chuyên nghiệp. Còn nếu sử dụng lao động qua các trung tâm, người lao động sẽ chuyên nghiệp hơn nhiều.
“Nhiều gia đình thường có thói quen thuê giúp việc nhờ giới thiệu. Những lao động như vậy đa số đều có tâm lý thích thì đi làm, không thích thì thôi. Còn qua các trung tâm, người lao động được đào tạo chuyên nghiệp cả về kỹ năng làm việc lẫn thái độ làm việc.

Vì vậy, họ sẽ tuân thủ đúng hợp đồng lao động. Sẽ không có chuyện chủ nhà phải lao đao vì giúp việc trốn việc ngày Tết’ – anh Hùng cho hay.
Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/