Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Silver 760,000 VND

Gồm 4 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loai Crystal 960,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo, Loại Platinum 1,360,000 VND

Gồm 6 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 hộp Trà Ô Long hảo hạng.

Bánh trung thu khách sạn Daewoo loại Diamond 1.560.000 VND

06 bánh nướng các vị: Sen, Trà xanh, Khoai môn, Lá dứa, Trà xanh hạnh nhân, Khoai môn hạnh nhân và 01 chai rượu vang Úc Lindeman’s

Bánh trung thu khách sạn Daewoo

Bánh trung thu cao cấp, thiết kế hiện đại, sang trọng

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Nguồn gốc, phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo



Tết ông Công ông Táo với tục phóng sinh cá chép là một trong những nét đẹp văn hóa đã được lưu truyền từ xa xưa đến nay của người Việt Nam.

Nguồn gốc ngày Tết ông Công ông Táo

Hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Táo về trời (Tết Táo Quân, Tết ông Công...). Đây là một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời nay.

Sự tích ngày ông Công ông Táo

Thần Táo Quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Tuy vậy người dân vẫn quen gọi chung là Táo Quân hoặc ông Táo.

Hàng năm, khi năm hết Tết đến, vào 23 tháng Chạp nhà nhà đều sắm sửa lễ nghi tiễn Ông táo chầu trời báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. 

Sự tích này, bắt nguồn từ xa xưa từ những câu chuyện mà dân gian lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Sự tích 1

Tương truyền có hai vợ chồng vì quá nghèo khổ nên phải bỏ nhau để đi tha phương cầu thực. Người vợ may mắn nên lấy được một anh chồng giàu, có của ăn của để. Còn người chồng thì trở thành kẻ hành khất kiếm sống qua ngày.

Năm ấy vào đúng ngày 23 tháng Chạp, người vợ đang lúi húi đốt vàng mã ngoài sân thì có một người ăn xin ăn mặc tả tơi, nhem nhuốc bước vào, nhận ra đó chính là người chồng cũ mà mình từng yêu thương, người vợ động lòng. Nhanh chóng vào nhà lấy tiền bạc, cơm gạo ra cho.

Người chồng mới nhìn thấy, biết chuyện, nổi cơn ghen nghi ngờ vợ. Khó xử, tuyệt vọng vì không giải thích cho chồng mới hiểu, người vợ lao vào bếp lửa tự vẫn. Người chồng cũ vì vẫn còn yêu thương, đau xót cũng nhảy vào chết theo. Người chồng mới vì ân hận nên cũng nhảy vào đám lửa đỏ rực.

Lúc ấy, trời xanh trên cao cảm động bởi tình nghĩa sâu nặng của 3 người nên phong làm vua bếp. Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:

"Thế gian một vợ một chồng

Chẳng như vua bếp hai ông một bà"

Sự tích  2

Theo người Việt Nam, Táo quân là chức Ngọc Hoàng thượng đế trao cho ba người có mối tình thâm nghĩa nặng: nàng Thị Nhi và hai chàng Trọng Cao, Phạm Lang. Thị Nhi có chồng là Trọng Cao.

Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.


Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. 

Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Ray rứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.
Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi, nhằm lúc Phạm Lang đi vắng.
Nhi sớm nhận ra người hành khất thân tàn ma dại đúng là người chồng cũ của mình. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Cao. 


Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, đêm ấy, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, biết Cao ở trong đó, Nhi lao mình vào tính cứu Cao ra. Thấy Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. 

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Trên cao Ngọc Hoàng thượng đế, đã chứng kiến hết câu chuyện nên phong cho 3 người mỗi người một chức vụ khác nhau:

Phạm Lang là Thổ Công trông lo việc bếp.

Trọng Cao là Thổ Địa trông nom việc nhà.

Thị Nhi là Thổ Kỳ trong nom việc chợ búa.

Sự tích 3

Chuyện kể về 2 vợ chồng nghèo. Vợ quanh năm suốt tháng bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Còn chồng đi đi buôn, biệt tăm biệt tích, năm về vài lần. Và một chuyến đi buôn xa, chồng đi biền biệt, bặt vô âm tín. Người vợ mỏi mòn chờ đợi 10 năm. 

Sau đó, nghĩ chồng đã chết nên vợ lấy người chồng khác làm nghề săn bắn, nuôi một tên đầy tớ tên là Lốc.

Ngày nọ, chồng mới và Lốc đi săn vắng nhà, đột nhiên người chồng cũ trở về và cho biết sở dĩ đi biền biệt là vì gặp giặc bắt lưu lạc trong rừng nay mới trốn thoát về được. 

Người vợ chỉ còn biết ôm chồng cũ khóc than, và dọn cơm rượu mời ăn. Khi chồng mới sắp về người vợ đưa chồng cũ ra đống rơm ẩn tạm. Chủ và tớ đi săn về được một con cầy. Chồng giục vợ đi sắm rượu để làm bữa nhậu.

Vợ tất tả chạy ra ngoài, người chồng và đầy tớ đốt đống rơm để thui cầy. Lửa vô tình đốt cháy thiêu người chồng cũ đang ngủ say. Giữa lúc đó, người vợ về thấy chồng cũ đã chết đau đớn, tự cảm thấy như thể vì mình mà chồng cũ chết, nên nhảy vào đống lửa chết theo.

Người chồng mới thấy vợ chết cũng đâm đầu vào lừa. Người đầy tớ vừa thương chủ vừa hối hận vì chính tay mình châm lửa thiêu chết người cũng nhảy nốt vào lửa chết theo.

Ba vợ chồng sau đó được Diêm Vương cho hóa làm ba ông đầu rau. Còn người đầy tớ được hóa làm đồ dùng chặn đống nhấm, quen gọi là "thằng Lốc". 

Trong tranh vẽ Táo quân, thường thấy vẽ người đầy tớ có nghĩa đứng cạnh ba người.

Ý nghĩa của sự tích

Cả 3 tích truyện tuy có nhân vật hoàn cảnh khác nhau, nhưng đều có một điểm chung là những nhân vật đều sống có nghĩa có tình. Người Việt xưa không bao giờ có thể chấp nhận việc đa phu, một bà hai ông. Như vậy, điều mà tích truyện nhắc tới, đó không phải là cái lý, nhưng là cái tình nghĩa phu thê, sống chết cùng nhau.

Bên cạnh đó, các sự tích còn nhấn mạnh vai trò của bếp lửa trong mỗi gia đình. Bếp lửa ngoài công dụng nấu chín thực phẩm, còn là nơi cả gia đình quây quần bên nhau.

Lễ hội bao giờ cũng gắn bó với nghi thức thắp lửa thiêng. Lửa xua đuổi thú dữ, tạo bầu không khí ấm áp… Không gia đình nào là không có bếp lửa. Ngày nào lửa không bén trên bếp, ngày ấy là một ngày gia đình thiếu hơi ấm, thiếu tình thương.

Phong tục thờ cúng ngày Tết ông Công ông Táo

Người Việt quan niệm ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phúc đức cho gia đình, phúc đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. 

Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hàng năm Tết đến, Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ vật cúng Táo Quân

Lễ vật cúng Táo công gồm có: mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ dành cho Táo bà không có cánh chuồn.

Bàn thờ Táo Quân được đặt ở nơi trang nghiêm nhất, trên có bài vị thờ viết bằng chữ Hán. Ngoài ra còn có vàng mã khác, hương, hoa, oản, quả, cau, trầu. Một mâm cỗ được chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ. 

Những đồ vàng mã sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Quân. Sau khi cúng Táo Quân, người ta đem hóa mã.

Ngoài ra, để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời, ở miền Bắc người ta còn cúng 3 con cá chép còn sống thả trong chậu nước, ngụ ý cá sẽ biến thành Rồng đưa ông Táo về trời. Cá chép này sẽ được "phóng sinh" (thả ra ao hồ hay ra sông) sau khi cúng.


Ở miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Còn ở miền Nam thì giản dị hơn, chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm lễ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng...) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc...) để tiễn Táo Công về trời.

Ý nghĩa tục phóng sinh cá chép

Theo truyền thuyết kể lại rằng: “Hàng năm, Táo quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện – Ác của loài người. 

Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.”

Trong truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, sau khi làm lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả, ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân cưỡi về trời.

Ngoài ra, trong tâm thức người Việt, “cá vượt Vũ môn” hay “cá chép hóa rồng” còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục tri thức để đi tới thành công, biểu trưng cho nhân cách thanh cao tiềm ẩn hoặc hướng đến một kết quả tốt đẹp.

Phóng sinh cá chép ngày Tết ông Công ông Táo không chỉ là một nét đẹp văn hóa, đồng thời còn thể hiện sự từ bi quý báu của người Việt Nam.




-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm:
-> http://banhtrungthukhachsanhanoi.com.vn/

Thứ Ba, 3 tháng 1, 2017

Tết Hà Nội - Ăn Tết và chơi Tết

Người già là ăn Tết, người trẻ là chơi Tết, một chàng rể Tây nhập gia tùy tục: “Tết là cơ hội để đến tạ ơn những người đã sinh thành ra ta”.

Với những người lớp trước và trong vô vàn ký ức và hoài niệm, Tết về trong dáng những người phụ nữ tảo tần “tay xách nách mang” nào nấm hương, mộc nhĩ, măng khô, bóng bì… chuẩn bị mâm cỗ Tết một cách trang trọng, thiêng liêng để chờ phút thắp hương khấn ông bà, ấm áp sum họp cuối năm của cả nhà.
Còn nếu nhìn bằng con mắt “bên ngoài” của một người ngoại quốc đã chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai của mình thì sao? Ông Wayne Sjothun, 51 tuổi ở Việt Nam từ năm 1995 nói với tôi: “Ở các gia đình khác tôi không rõ, nhưng gia đình nhà vợ tôi luôn dành ngày cuối năm và đầu năm cho giá trị truyền thống sum vầy và ai cũng vui mỗi khi gặp gỡ. Mọi người cùng làm cỗ, chia sẻ thông tin về hạnh phúc đã có được trong năm và những khó khăn chưa được giải quyết được. Tôi thích truyền thống này của gia đình vợ tôi và năm nào tôi cũng chụp ảnh đại gia đình mấy chục người. Mỗi khi xem lại các tấm ảnh tôi rất vui, có người luôn đứng ở vị trí này, còn trẻ con thì lớn rất nhanh…
Tôi nghĩ người lớn tôn trọng và cố gắng để duy trì thì thế hệ trẻ sẽ theo chúng ta như những gì đã có mà không phải giáo dục gì cả. Tôi luôn quan niệm Tết là cơ hội để các thành viên trong gia đình đóng góp phần nhỏ bé của mình, hoặc làm thiệp chúc mừng, hoặc gói bánh chưng, hoặc mua quất, làm mứt, làm bánh để khoe với các thành viên khác trong gia đình, cũng là cơ hội để các con trang trí nhà đẹp hơn, chuẩn bị cho năm mới. Tết luôn là cơ hội để nghỉ ngơi thăm họ hàng và chúc tụng nhau. Có năm chúng tôi đi công tác vào dịp trước Tết nhưng tôi phải cố gắng hết sức để về vào đúng lúc gia đình gặp nhau ngày mùng Một đầu năm. Nụ cười rạng rỡ của các thành viên đã khích lệ tôi và để tôi luôn tôn trọng ngày lễ sum vầy đầm ấm này của các bạn. Những dịp lễ chính trong năm như lễ Tạ ơn, Giáng sinh đều dành cho gia đình, nhưng lễ mừng năm mới thì lại không có chút gì dành cho gia đình cả. Tôi cho đó là sự khác biệt rất lớn giữa Tết và năm mới theo kiểu Canada”.
Chỉ cách đây hơn thập kỷ, Tết là dịp ăn ngon mặc đẹp đi thăm viếng chúc tụng. Thời khó khăn thiếu thốn cái gì cũng phải tự tay chuẩn bị chứ đâu có phải chạy ra siêu thị chất đầy xe đẩy như bây giờ. Niềm vui giản dị là nhà nào cũng có món lạ hơn nhà khác, và đến nhà ai dù đúng bữa hay không cũng phải nâng ly, nhắm vài đặc sản “home made”. Tết lúc ấy là chuỗi hội hè miên man, kể có vui nhưng mà cũng mệt. Giờ thì từ khoanh giò thủ, dưa kiệu muối đến cả cá kho, cái gì cũng có sẵn, mà sẵn có quanh năm. Thành thử ra những món vốn chỉ có trong ba ngày Tết giờ thèm lúc nào là cũng có thể mua ăn ngay. Thế nên chuyện lúi húi rửa lá dong đãi đỗ gói bánh lụi cụi làm mứt cả tháng trước Tết… hầu như chỉ còn trong những câu chuyện kể.
Và có lẽ, cách người ta nghĩ về Tết cũng khác xưa. Tết không còn là những ngày bận rộn mà đã trở thành một cơ hội để sống chậm. “Khoảng mươi năm trở lại đây, Tết cổ truyền với tôi là một kỳ nghỉ, tôi luôn chờ đợi nó” – Nhạc sĩ Đỗ Bảo chia sẻ – “Trong một kỳ nghỉ, tôi có thể làm những điều không cấp bách nhưng lại rất cần thiết mà suốt năm tôi khó làm được một cách đúng như tôi muốn như ngồi chơi thật lâu với bố mẹ tôi, theo vợ đi lễ chùa, cho con cái đi chơi cái này cái kia”.
Khi được hỏi về việc chơi Tết, anh cho biết: “ Nghỉ Tết cũng là dịp tôi có thể cho mình tạm thời nghỉ ngơi dài hơi một chút để đưa cả gia đình đi chơi xa. Mở rộng thế giới quan cho bọn trẻ…”. Và thế là Tết cũng trở thành dịp nghỉ ngơi, du lịch khám phá không chỉ cho những người trẻ chưa lập gia đình mà cả những gia đình trẻ. Giao thừa đón năm mới, họ vẫn ở nhà thế bắt đầu từ Mùng 2, Mùng 3 Tết nhiều người đã bắt đầu lên đường du Xuân.

Video bánh Trung Thu của khách sạn Daewoo

-> Liên hệ: 04.85886151 - 0902 153 872
    Mời các bạn xem thêm: